ĐỌC SÁCH: BÍ PHÁP CỔ Ở AI CẬP

Đọc Sách:

Bí Pháp ở cổ Ai Cập

 

 

Từ khi ông Geoffrey Hodson qua đời năm 1983, phu nhân ông là bà Sandara Hodson và thân hữu thu thập các bài giảng và ghi chú của ông, sắp xếp thành sách và đã cho ra nhiều quyển sưu tập như thế, thí dụ là ba quyển Sharing the Light, ngoài ra một trong những sách khác là Illuminations of the Mystery Tradition  ra năm1992 - nội dung có có một phần về Bí Pháp (Mysteries) của cổ Ai Cập. Sau đó, người ta lại tìm thêm được tài liệu của ông về Bí Pháp ở Ai Cập, nên một sách nữa được xuất bản năm 2020 tên The Ancient Mysteries có nội dung là về đề tài này.
Bởi tài liệu trong cuốn sau liên hệ trực tiếp với cuốn trước, nên quyển Ancient có sắp xếp khác thường, là để việc theo dõi ý của bài được suông sẻ, nhiều phần trong Illuminations được in lại trong sách  Ancient. Nói khác đi, hơn một phần ba nội dung quyển sau là các bài đã in trong cuốn trước nên về nhiều mặt, sách Ancient có thể được xem là phần hai nối tiếp phần một trong cuốn Illuminations, và nếu bạn muốn tìm hiểu về Bí Pháp ở Ai Cập thì có cuốn Ancient là đủ, nếu chưa có cuốn Illuminations.
PST số 37 có bài điểm sách quyển Illuminations và trích đăng nhiều phần trong cuốn ấy. Để cập nhật, số này đăng vài phần trong cuốn Ancient có chung đề tài và tiếp theo bài trên PST 37, mời bạn xem lại hầu nắm được trọn ý. Xin tìm bài  Việc Giảng Dạy Bí Pháp trong Danh Mục trên trang web PST. Sau đây là một số đoạn trích từ quyển Ancient.

1. Ngôn ngữ của Biểu tượng và Ẩn dụ.
Từ thời xa xưa Kinh thánh của Thiên Chúa giáo, cũng như là kinh sách của các tôn giáo khác, được xem là thuộc về một loại văn học đặc biệt, luôn cả độc đáo. Người viết kinh sách đông phương thời xưa, cũng như người chép kinh Kabbal của Do Thái giáo, các đệ tử của triết gia Amonius Saccas, hay những người thuộc phái Tân Plato của thành Alexandria ngày trước, luôn tới những ai nối tiếp họ cho đến thời nay, tất cả đều xem kinh sách trên thế giới phần lớn - nhưng không phải là tất cả - mang tính ẩn dụ.
Cách viết này được nói tới như là Linh Ngôn hay Huyền Ngôn (Sacred or Mystery Language), và được cho là do các nhà Hiền triết thời xưa đặt ra và dùng để vừa tỏ lộ cho ai cần được trợ giúp, sự hiểu biếttinh thần sâu xa có thể cho khả năng chữa lành cho ai có nó, mà cũng vừa che dấu đối với những ai có thể vì thế bị hại. Việc cần phải có sự cẩn trọng này hóa rõ ràng khi ta xem cách mà người hiện đại sử dụng những khám phá khoa học. Một thí dụ cho việc lạm dụng kiến thức, là sự phóng thích năng lực do làm nổ hay kết hợp nhân nguyên tử với nhau, sinh ra bom nguyên tử.
Ý thức là khám phá của họ thuộc về nhân loại, các triết gia và khoa học gia ngày xưa biết là nếu đặt kiến thức như thế vào tay người đời, và nhất là vào tay các phần tử phá rối trong xã hội, có thể là chuyện hết sức nguy hiểm. Vì vậy họ nghĩ ra một ngôn ngữ bí ẩn để viết kinh sách được gợi hứng và huyền thoại trên thế giới. Tuy những tác phẩm này nói chung dựa trên nhiều sự kiện lịch sử, chúng có nghĩa bên dưới và trong một số trường hợp lại còn có ý nghĩa bẩy cấp khác nhau …
Đức Chúa dùng cách này khi giảng dạy. Lúc chỉ dẫn cho các đệ từ ngài nói rõ ràng về những chân lýtinh thần, nhưng với dân chúng chưa là đệ tử, ngài dùng ẩn dụ để giảng cho họ. Một lý do cho sự phân biệt này thì không ở đâu xa. Kiến thức có thể cho ra quyền năng, và những tác giả viết bằng Linh Ngôn … phải vừa ngăn chặn sự lạm dụng kiến thức của họ, mà cũng phải lo cho nó được bảo tồn mang lại ích lợi tương lai cho nhân loại.
Thực ra, nhu cầu giữ bí mật thì lớn hơn nhiều trong trường hợp của sự hiểu biết về những cõi siêu phàm và tinh thần, cơ cấu của chúng, các lực thiên nhiên và những Nhân Vật liên hệ với chúng, và sự tương ứng của lực với các thể thanh và quyền năng nơi con người. Nếu hiểu biết rơi vào tay người không xứng đáng, quyền năng mà hiểu biết ấy mang lại cho con người sử dụng thì còn nguy hiểm nhiều hơn năng lực nguyên tử cõi trần. Tác dụng của việc làm nổ hay kết hợp nhân nguyên tử chỉ có thể tàn phá những gì bằng vật chất. Còn hiểu biếthuyền bí và quyền năng đi với nó, nếu bị lạm dụng, có thể hủy hoại sự toàn vẹn của thiên nhiên, vả gây lệch lạc, với hệ quả là khiến sự tiến hóa của ai làm bậy và ai chịu ảnhhưởng xấu của họ, bị chậm trễ nghiêm trọng.
Thành ra bậc có thông nhãn đời xưa đặt ra một ngôn ngữ bí ẩn, theo đó một số chữ giữ ý nghĩa thông thường của nó, một số chữ khác là mật mã hay tượng hình hierogram chỉ các chân lýhuyền bí. Khi làm vậy, những tác giả thời xưa biết là chỉ những ai có chìa khóa để giải mã, mới có thể khám pháchân lý mà Linh Ngôn vừa che dấu vừa phô bầy. Điều bí mật lại càng được làm cho an toàn hơn do sự kiện là để có thể giải mã thành công, người ta phải phát triểntrựcgiác và có ý niệm mạnh mẽ về trách nhiệmtinh thần.
Như thế, nói vắn tắt và mô tả đôi phần, là nguồn gốc và mục đích của Linh Ngôn mà người xưa dùng để viết kinh sách và huyền thoại.

Chìa Khóa để Giảng giải Linh Ngôn
Khi đọc Linh Ngôn ta cần giữ trong trí một số chìa khóa căn bản. Ý đầu tiên là những chuyện, hình ảnh, hay biểu tượng nói tới đồng đều cả Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ, áp dụng cả cho Thượng Đế ba ngôi và Vũ trụ bẩy cấp, cho Chân ngã ba phần của con người và bẩy nguyên lý của nó. Đôi khi một trong những cặp này được nhấn mạnh nhưng ngay cả khi đó, cặp ấy hòa hợp với nhau chặt chẽ đến nỗi cả hai diễn dịch - vũ trụ và con người - áp dụng cho mỗi chuyện.
Một thí dụ cho ý này là chuyện cái thuyền của ông Noah trong kinh thánh, chở từng cặp thú vật khi có cơn đại hồng thủy. Về mặt vũ trụ, chuyện nói đến sự rút về tất cả những mầm sống vào Nirvana ở cuối chu kỳ hoạt động Manvantara, nơi chúng được giữ gìn an toàn trong hào quang - hay cái thuyền - của đức Bàn Cổ Manu (ông Noah). Sau giai đoạn nghỉ ngơi Pralayatượng trưng là cơn đại hồng thủy, một chu kỳ tiến hóa mới mở ra và các mầm mống được thả trở ra vào sân trường tiến hóa mới. Ông Noah là Thượng Đế hay đức Manu của một Thái dương hệ, Hệ hành tinh - Planetary scheme, Dãy hành tinh - Planetary chain, hay giống dân. Chiếc thuyền là thể Nirvana của ngài là vật không hề bị hủy hoại. Con người, thú vật và hạt giống cây cỏ là những sản phẩm được gìn giữ từ một chu kỳ trước.
Về mặt tiểu vũ trụ hay trong trường hợp của người, tất cả những chuyện này áp dụng cho sự gìn giữ qua bao kiếp những khả năng và tiềm năng của trọn cá nhân, nhất là gồm khả năng và tiềm năng của phàm ngã, nơi thú vật và con người. Khi tái sinh những điều này được truyền cho phàm ngã mới, cái sẽ tiếp tục đường tiến hóa trong chu kỳ mới. Xét theo tiểu vũ trụ thì ông Noah là Chân ngã của con người và căn thể là chiếc thuyền. Con người và thú vật trên thuyền là những khả năng đã được phát triển và tiềm ẩn của Chân ngã. Vậy thì mọi ẩn dụ đều có hai ý nghĩa song đôi như thế.
Chìa khóa kế là tuy chuyện có vẻ liên hệ với một biến cố hữu hình bên ngoài, thực ra trọn sự việc xẩy ở bên trong cá nhân, dù là Thượng Đế, vị Manu hay linh hồn con người. Mọi chuyện diễn ra ở nội tâm và ta cần ghi nhớ điều này khi diễn giải Linh Ngôn. Mỗi người, thí dụ, chính mình là thần Thoth và tự viết sổ công tội cho mình tùy theo động cơ, lời nói và hành động. Mỗi người là thần Orisis của mình, quan tòa và thẩm định cho chính mình, mà không có ai khác lượng công tội trong đời mình, linh hồn, và hành động của mình.
Trọn diễn trình là ở bên trong. Chuyện được kể bằng biểu tượng sống động, kinh nghiệm tâm lý và tinh thần, nhất là niềm hoan lạc tuyệt vời của chứng đạo. Hơn nữa, trong Linh Ngôn mọi nhân vật dramatis personae - thần thánh, nam, nữ, chim, thú vật, côn trùng và nhiều điều khác - là những nhân cách hóa của quyền năng của Thượng Đế, của các lực thiên nhiên,  khả năng và tính chất của con người, và những mặt cùngtrạng thái của tâm thức con người.
Một chìa khóa khác là vào lúc chết, mọi linh hồn trải qua kinh nghiệm là bị thu hút về và được Chân ngã soi sáng; kinh nghiệm này được tạo ra theo cách khác là từ bên ngoài và trọn vẹn hơn trong lễ chứng đạo - initiation. Như vậy, nghi lễ chứng đạo có thể và được mô tả như là nghi thức bình thường về cái chết và việc chôn cất. Thêm một chìa khóa nữa là vài vật ở cõi trần, cũng như là vài chữ, mỗi cái có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt riêng của chúng. Có chữ được dùng như là chìa khóa để mở ra ý nghĩa bên trong và các chìa khóa này, khi được vặn bẩy lần, sẽ làm lộ ra bảy lớp minh triếtthiêng liêng.
Vậy mỗi câu chuyện có thể được xem như là một sự mô tả bằng hình, về những kinh nghiệm của linh hồn con người khi nó trải qua những chặng khác nhau, trên đườngtiến hóa đến tâm thức vũ trụ. Người đọc nào có được các chìa khóa này khi ấy có thể bắt đầu đi xuyên qua bức màn của biểu tượng học, để tìm ra những mặt của minh triết bị che dấu. Việc nhận ra ý nghĩa được ẩn bên dưới của biểu tượng theo trực giác, gợi dậy trong lòng họ một âm vang mà có thể vọng khắp mọi mức tâm thức, từ cõi trần đến cõi tinh thần.

2. Cổ Bí Pháp
Các nguyên tắc MTTL sau đặt căn bản cho việc học Cổ Bí Pháp và đường tiến hóa đi mau của con người.
a. Cuộc tiến hóa tự nhiên của sự sống và hình thể trong thái dương hệ của chúng ta cho tất cả các loài, và sự khả hữu của việc thúc ép và đẩy mau cuộc tiến hóa nơi loài người, đạt được bằng cách tự thúc đẩy theo diễn trình có tính khoa học.
b. Việc có hướng dẫn đặc biệt của các vị Đạo sư, và những đại diện vẫn còn của các ngài, cho những ai dự vào diễn trình này. Một hình thức của sự trợ giúp đó - tức Cổ Bí Pháp - đã có sẵn từ thời rất xưa không ai còn nhớ.
c. Qui tắc của đời sống huyền bí không do con người đặt ra. Chúng là những luật cho thấy loại đời sống - mà người chí nguyện muốn tìm sự khai mở mau lẹ các khả năngthần thánh của bản thân - phải sống theo.
Truyền thống Bí Pháp, được lập ở châu Atlantis, đã tiếp tục và được phát triển rất cao nơi bốn chi chủng đầu của mẫu chủng Aryan (là mẫu chủng thứ năm mà tên không có ý hiểu theo chủ nghĩa Nazi) và đặc biệt tại Ai Cập, Hy Lạp, và Ấn Độ, những nơi mà tài liệu đầy đủ nhất được tìm thấy trong các ghi chép xưa, cùng nghệ thuật của các chi chủng này.
Bí Pháp là những định chế tốt lành nằm ở tâm của các nền văn minh này. Ta được biết đó là việc thực hành các nghi thức thường giữ kín đối với dân chúng, ai không được theo học để có hiểu biết về:
a. Nguồn gốc của mọi việc;
b. Bản chất (tinh thần, tâm linh, và phàm trần) của cả Vũ trụ và con người, và sự đồng nhất của chúng như là Đại vũ trụ và tiểu vũ trụ;
c. Luật tương đồng (cho thấy sự liên hệ và tương tác giữa các phần của thiên nhiên với những thể siêu phàm và vật chất của người);
d. Mục đích của đời người và ý nghĩa việc hoàn thành nó (bằng cách tái sinh);
e. Luật nhân quả;
f. Việc chết và đời sống sau khi chết;
g. Cư dân ở những cõi siêu phàm;
h. Các Đấng điều khiển trong thiên nhiên, và khoa học hợp tác với các ngài cho việc hoàn thành cơ tiến hóa vĩ đại;
i. Phương pháp tự thanh tẩy và sự tái tạo hữu ý một cách sống tinh thần - tức con Đường phát triển mau lẹ.
Ít nhất có vẻ như Cổ Bí Pháp đã thực hiện bẩy vai trò:
– Lập các trung tâm nghiên cứu có sự uyên thâm về cả hai mặt công truyền và bí truyền;
– Duy trì các trung tâm có năng lựctinh thần và sự sáng;
– Tạo nơi ẩn tu ở chỗ hẻo lánh để có thể có việc chỉ dạy và học tập đặc biệt;
– Soạn ẩn dụ và huyền thoại để ghi lại minh triết bí truyền cảm nhận được ở chỗ ẩn tu này;
– Tạo việc thờ phượng và tôn giáo cho dân chúng,
– Giữ con đường dẫn từ thế giới bên ngoài qua Tiểu Bí Pháp rồi Đại Bí Pháp, và những kinh nghiệm sau đó vẫn được rộng mở; và 
– Cho Chứng đạo.
Bởi người được nhận vào Bí Pháp ở các mức tiến hóa khác nhau, một hệ thống các đẳng cấp, phân chia mức độ được lập trên địa cầu và gồm hai loại chính. Tiểu Bí Pháp - Lesser Mysteries được sắp xếp để mang lại lợi ích cho những ai cần học từ từ, và đem vào cái trí ý niệm về triết học và huyền bí học. Đại đa số người tới học ở đền thờ không đi xa hơn thế, mà trở về với những việc khác của họ, được gợi hứng bởi nghi lễ trang trọng mà không nhất thiết phải sống đời theo triết lý. Ai chịu học hơn nhận ra rằng các biểu tượng và câu chuyện về Chứng đạo là phần bên ngoài, và dấu hiệu của một khoa học cao siêu.
Được thúc đẩy từ bên trong để tìm học, những người vốn dĩ đầy lý tưởng này gắn bó với các vị thầy giỏi dang, và chuẩn bị trí não cho nhiều thử thách và khảo thí đòi hỏi nơi những ai muốn được nhận vào Đại Bí Pháp, ai đã vượt qua thành công hết mọi những cấp thuộc Tiểu Bí Pháp.
Tất cả những trường gọi là bí giáo của thời xưa là các nhánh từ một ‘cây’ triết lý, có rễ ở trời cao và cành lá trên trần. Bí Pháp là những con kinh qua đó ánh sáng triết lý này được phân tán… Truyền thống linh thiêng này của Cổ Bí Pháp được tiếp tục trong nhiều nước, cho tới khoảng năm 400 sau tây lịch khi chúng đóng cửa. Nay chỉ còn lại phế tích của nơi khi trước là đền thờ như thấy ở Luxor, Karnak thuộc Ai Cập, hay Delphi, Corinth, Eleusis thuộc Hy Lạp.

3. Tôn Giáo ở Cổ Ai Cập
Muốn giải thích nghệ thuật tôn giáo Ai Cập, ta cần nhắc lại đôi chút tôn giáo của cổ Ai Cập và nói tới Linh Ngôn - Sacred Language về biểu tượng. Các vị Đạo Sư và Đạo đồ thông thạo trọn vẹn phần triết lý bí truyền. Sách và tranh vẽ của họ chứng tỏ các ngài quen thuộc với Khoa học Huyền bí, nhất là sinh lý học huyền bí, về mặt đại và tiểu vũ trụ. Ta sẽ thấy khắp nơi có dấu vết chính xác về hiểu biết này.
Khi tìm hiểu tất cả những tôn giáo cổ thời, điều quan trọng là có  phân biệt giữa huyền bí học chân thực là tâm điểm (hiểu biết của hàng giáo sĩ có chứng đạo, vào lúc văn hóa ở điểm cao), và tôn giáo thông dụng phổ cập trong dân gian, nhằm giúp đỡ khối đông quần chúng. Cái sau là lớp vỏ của cái trước, những chân lý đích thực được che chở không bị làm tục hóa qua việc các ẩn dụ, truyền thuyết và biểu tượng được che dấu.
Ở Ai Cập, thực tế là có hai hình thức lễ bái, công và tư, thuộc đền thờ và của hầm mộ. Giáo sĩ cử hành lễ và thỉnh thoảng vua và viên chức cũng làm, những người sau họp thành một trường sở và sống tại đền thờ. Rất có thể là dân thường dự phần rất ít trong nghi lễ tôn giáo, còn phần quan trọng nhất diễn ra ở phòng kín nhỏ hơn, chỉ đủ chỗ cho số ít người tham dự.
Phần tôn giáo ngoại môn của người Ai Cập nói rằng linh hồn có nguồn gốc thiêng liêng, và trong suốt cuộc đời trên trần nó phải tranh đấu giữa thiện vá ác; sau khi chết, tìnhtrạng chót hết của nó được quyết định khi có xét xử công tội trên trần. Ai được xét có kết quả thuận lợi trước mặt thần Orisis thì được hưởng phúc lạc mãi mãi, còn ai không được vậy thì phải đọa trầm luân muôn kiếp. Đó là một khía cạnh của giáo lý karma phổ thông trong dân gian Ai Cập.
Mối quan tâm lớn nhất của người Ai Cập về tôn giáo là sự bất tử của con người, với việc chỗi dậy khi thân xác chết đi và bước vào niềm hoan lạc của đời sống vĩnh cửu.  Người Ai Cập rất là có phước với chỉ dạy này. Vì từ ý thức là có đời sống vĩnh cửu, người ta có được sự trầm tĩnh, nội lực, quyết tâm, bình thản trong đời, khi đối mặt và trước sự hiện diện của cái chết, lúc sầu não khi người thân qua đời, và khi thức tỉnh ở bên kia. Ham muốn nhỏ nhặt của cá nhân mất ảnhhưởng, khi người ta hiểu ra ý niệm lớn lao này về sự sống trường cửu. Chỉ giản dị là òng ganh tị, tham lam và sợ hãi, không còn sức chi phối linh hồn và tâm trí ai mà ý thức về sự sống đời đời nằm trước mắt họ, và che khuất hết mọi chuyện nhỏ bé hơn.

 

Để giữ thói quen  tưtưởng về đời sống vĩnh cửu, người Ai Cập sắp xếp để có hình ankh ở chung quanh mình. Ankh là biểu tượng của họ về việc sự sống chỗi dậy, đắc thắng, còn mãi. Ta thấy nó có mặt khắp nơi, được khắc trên đá, bùa chú, vải ướp xác, và chỉ thảo papyrus. Theo tiếng Ai Cập chữ ‘ankh’ nghĩa là ‘sự sống’, trong dân gian nó là tên một nút thắt và tượng trưng cho một nút thắt. Phần trên của hình ankh không phải vòng tròn mà là hình trứng với một đầu nhọn. Điểm nhọn biểu hiệu cho chỗ sâu nhất mà tinh thần đi vào vật chất trên con đường theo chu kỳ của nó, và của Chân ngã đi vào thể xác. Khi ở trong tay của thần linh, hình được dùng để ‘cho sự sống’ bằng cách chạm hình vào môi của ai mà thần linh muốn cho món quà này.
Vật thứ hai ta nói tới là hình tet hay Ded; nó được coi như là xương sống của thần Orisis và do đó là sự nâng đỡ căn bản, sự vững chãi và cứng chắc của việc sáng tạo. Khi được dùng làm bùa chú, tet là vật ghi nhớ sự chỗi dậy của Orisis sau khi bị phân thân, và nhất là sự tái hợp các đốt thành xương sống của thân hình. Chữ tet có nghĩa ‘cứng chắc’, ‘lập thành’ và tính chất hay tìnhtrạng này của tâm thức, dựa vào tâm thức của sự bất tử, là điều mà người Ai Cập rất mong muốn cho linh hồn sau khi chết.
Trong vài bức vẽ khi hình ankhtet được nhân cách hóa, hình có tay và chân. Đôi khi hình ankh có tay cầm đĩa mặt trời đặt trên hình tet, muốn nói sự sống vĩnh cửu ở dạng vững bền.
Người Ai Cập muốn có hiện hữu lâu dài, ý này khiến họ xây điện thờ và đền đài còn mãi với thời gian. Kim tự tháp và con Nhân sư Sphinx khổng lồ, các hình tượng vĩ đại là thí dụ và biểu hiệu cho ý tưởng nổi bật này về sự trường tồn và bền vững.
Người trung bình có thông nhãn, không phải là giáo sĩ được huấn luyện, bị giới hạn phần lớn vào cõi trung giới, họ tìm hiểu rất chi tiết về nơi đó nhất là về kinh nghiệm của linh hồn sau khi chết. Hệ quả là tôn giáo của quần chúng quan tâm lớn lao với việc suy gẫm về, chuẩn bị cho, và trợ giúp ở thế giới ta sống sau khi chết.
Các tranh vẽ trên chỉ thảo, hình vẽ trong hầm mộ và lời kinh khẩn cầu trong nghi thức mai táng tất cả được dùng như là bùa chú để giúp linh hồn trên đường đi của nó ở cõi bên kia. Người Ai Cập liệt kê ra hết tất cả mỗi nhân vật mà người chết nhiều phần sẽ gặp, và có bùa chú cho mọi cảnh ngộ. Nhiều bùa chú này được trình bầy trong Tử Thư - The Book of the Dead. Dù có linh nghiệm hay không, hẳn chúng làm tang quyến được yên lòng khi nghe kinh cầu đọc ở bên mộ.

Ướp Xác
Điều này thuần túy là mê tín dị đoan khi áp dụng cho công chúng, những ai không có liên hệ với Bí Pháp. Đối với dân gian, mục đích của nó là để duy trì thể tình cảm, không để cho thể bị suy thoái thành vỏ sau khi chết. Có nhiều người có thông nhãn mà không  được chỉ dẫn để dùng nó thông thạo, quan sát thấy việc suy thoái này và hiểu lầm rằng đó là sự tan biến của cá nhân. Họ cũng thấy cái vỏ nay mất tri thức của linh hồn, đi vơ vẩn lang thang một cách máy móc và mù quáng, và và do vậy tìm cách duy trì sự sống của vỏ vào thời ấy.
Dân chúng tới xin các giáo sĩ cố vấn, những người sau lợi dụng sự thiếu hiểu biết của kẻ trước và không ngần ngại cho chỉ dẫn về tang lễ nhằm trục lợi họ. Các quan chức và Pharaoh làm theo tập tục và tổ chức tang lễ linh đình, trọng thể nhằm hai mục đích là tạo điều kiện tốt đẹp nhất sau khi chết, cùng khiến cho dân chúng và dời sau thán phục sự vĩ đại của mình.
Họa sĩ và kiến trúc sư và nghệ nhân nhiều ngành khác cũng có lợi, khi khuyến khích và thúc đẩy người dân làm tang lễ theo thể thức liên quan đến các ngành nghệ thuật của thợ chuyên môn, và nhờ thế văn hóa của quốc gia được tiến bộ. Vì các lý do như vậy, việc cử hành tang lễ theo cách này không bị cản ngăn, tính chung điều lợi từ đó sinh ra thì trội hơn điều bất lợi, và điểm ấy luôn luôn là yếu tố quyết định cho sự chọn lựa của những đấng Cao Cả khi làm việc…
… Sự kiện cho thấy khi mỗi ý tưởng tinh thần và huyền bí phát sinh, thì lập tức nó có khuynh hướng bị vật chất hóa, và biểu lộ qua một hành động thuần vật chất ở cõi trần. Ấy là chuyện tiêu biểu nơi những cảnh thấp cõi trí, và tất cả nghi lễ mê tín dị đoan bắt nguồn từ đây mà ra. Sự thực của việc ướp xác nằm ở chỗ hình dạng căn thể thay đổi theo cách sống của con người, và điều này cũng ảnhhưởng tới hình dạng của thể xác.
Người ta tưởng rằng khi bảo trì hình dạng của thể xác, là họ làm cho thể siêu phàm có hình dạng giống như cái trước. Đây là một thí dụ của việc vật chất hóa và đảo ngược lại một chân lý huyền bí, và cho thấy vì sao các sự thực như vậy phải được che dấu, kẻo không việc chúng được tỏ lộ có thể đưa tới chuyện người chưa hiểu biết đi theo đường lầm lạc.  
Để hiểu rõ hơn, có giải thích thêm rằng lý do chính cho tục này là nhằm giữ những hạt nguyên tử của xác, nhất là của não, để về sau dùng lại cho lần tái sinh kế của Chân nhân, và do vậy Chân nhân mang theo với mình sang thể xác mới một số ký ức và những hạt nguyên tử đã tiến hóa cao, làm cho việc thể hiện trở lại các tính chất và khả năng, đã phát triển cùng biểu lộ trong kiếp vừa qua, được dễ dàng hơn. Có việc này là do trí năng phát triển của bậc đạo đồ, điều hiếm hoi thời ấy.
Đó là nguồn gốc sâu xa ban đầu của việc ướp xác các huyền bí gia. Ta đừng quên rằng các Đạo -Vương hay Priest - King của Ai Cập, là những bậc Đạo đồ cao cấp vào thuở hoàng kim của nền văn hóa Ai Cập, khi quả thực là thánh nhân sánh bước với con người trên mặt đất. Hàng giáo sĩ và về sau những người khác thấy tục này rồi bắt chước làm theo, còn dân gian tin rằng ướp xác sẽ bảo vệ, giúp họ tránh bị vong linh khác chiếm nhập và giúp cho linh hồn sau khi chết.

Hình Nhân chôn trong mộ.
Dân gian có niềm tin là hình nhân chôn theo xác ướp sẽ làm việc cho người chết ở bên kia; chúng là bùa chú được truyền từ lực, và sẽ mang ảnhhưởng của đền thờ trên trần sang qua thế giới siêu phàm, và người chết có thể dùng các lực này theo nhiều cách. Nguyên thủy, hình nhân dọn đường cho việc chuyển kinh nghiệmhuyền bí giữa hai cõi, chúng là hình ảnh các thần linh hay biểu tượng được nhiễm từ lực rất đặc biệt.
Chúng được giáo sĩ tạo ra theo một cách riêng và tặng cho các vị đạo đồ cùng đệ tử nào sắp qua đời, nhằm giúp họ giữ được tính chất của mình khi tỉnh giấc ở bên kia ngay sau cái chết, và để kết nối với nhóm và đền thờ của mình, và tiếp tục làm việc với nhau ở cõi thanh. Thực tế thì hình nhân là điểm cuối bằng vật chất, của những đường kinh và dòng từ khí cho việc liên lạc và năng lực giữa các cõi. Vì vậy chúng là bùa chú rất quan trọng.
Chúng cũng được dùng cho việc gợi lại ký ức khi tái sinh, cho linh hồn vị đạo đồ và môn sinh tới cấp nào đó đã mau lẹ tái sinh trong cùng một vùng như trước. Khi họ đến thăm mộ của mình lúc 18 tuổi hay lớn hơn, họ được các giáo sĩ trực tiếp làm cho có nối kết tâm linh với các hình nhân. Nhờ vậy, họ có tính chất và hồi ức kiếp trước, và tránh được việc phải học để có trở lại hiểu biết thế tục lẫn huyền bí. Đó là chuyện cho một số ít người được chọn lọc, và tự nhiên là hằng trăm hình nhân tìm thấy trong nhiều mộ khác không có tính chất này.

Hiểu biết Huyền bí, Nghệ thuật và Nghi thức ở Cổ Ai Cập
Cổ Ai Cập là một nơi tụ hội lớn lao cho các linh hồn. Gần như mỗi linh hồn đã có một lần này hay kia dự vào trường ở Ai Cập. Trong một thời gian dài, đất nước này với nền văn minh, tôn giáo và Bí Pháp - Tiểu lẫn Đại - và các chi bộ huyền môn nằm đằng sau chúng, là trọng tâm cho sự chú ý và hoạt động của Thượng Đế và Thiên Đoàn. Những Đấng này được nhân cách hóa thành chư thần, và chức vụ và công việc của họ đều được tượng trưng trong nghệ thuật tôn giáo và có tính biểu tượng cao độ.
Ta hãy để ý cách đường tiến hóa đi theo vòng xoắn ốc. Khi xưa khoảng từ 10.000 năm tới 1.000 trước tây lịch và sau đó thêm một chút, các chân lýtinh thần và huyền bí được làm kết cứng cho cái trí phàm và thiên về hình thức của Ai Cập, thành những chuyện ẩn dụ và biểu tượng. Sang ngày nay, chuyện ngược lại diễn ra. Các ẩn dụ và biểu tượng giờ được diễn giải, và chân lý cùng sự sống bên trong chúng được thoát ra khỏi việc bị đóng khung trong hình thức, và được xem như là các nguyên lý và sự thực trừu tượng để hướng dẫn người đương thời.
Theo lệnh của các Chân Sư, HPB khởi sự hoạt động thứ hai này, đẩy bánh xe qua khỏi điểm chết ở giữa mà nó đứng bất động ở tiền bán thế kỷ 19. Vì thế mọi chỉ dẫn nhằm diễn giải có giá trị, và mỗi nỗ lực hướng về điều ấy là phù hợp với Thiên Cơ. Ai Cập cho nhân loại khả năng của tưtưởng cụ thể, có khuôn mẫu và việc tự biểu lộ. Đây là một trợ giúp to tát và sự tiến bộ, so với khuynh hướng vẫn còn muốn dựa vào bản năng và do đó óc mê tín dị đoan thời bấy giờ. Ai Cập làm quang sự mù mờ, khiến diễn trìnhtưtưởng của con người có đường nét rõ ràng dù không linh hoạt mấy, và trong khi đối với cái trí thời nay nghệ thuật cổ Ai Cập có vẻ tĩnh lặng và khuôn thức, nó lại là sự thành đạt lớn lao cho người Ai Cập thời đó.
Các vị Đạo đồ của đền thờ không những cho phép có sự kết cứng trí tuệ như thế về ý tưởng, họ còn khuyến khích nó để khả năng trí tuệ tiến đến sự rõ ràng. Các vị cho ra một số lớn minh triếthuyền bí mà giáo sĩ, vua chúa, nhất là nghệ sĩ đón nhận theo mức trí não của họ hiểu được, và đáp ứng với gợi ý, ngay cả lệnh, biến trọn hệ thống thành ẩn dụ và biểu tượng đặc cứng trên đá.
Cho con người, nghệ thuật tôn giáo Ai Cập là một cái bảng còn hoài, trên đó chân lý được viết bằng ngôn ngữ duy nhất mà người thời ấy hiểu được. Nó là cái nguyên lý nằm dưới nghệ thuật đó, chuyện cũng y vậy với nghệ thuật tôn giáo Hy Lạp, Chaldea, và Ấn Độ, có biến đổi cho những mục đích khác nhau.
Đây là một trong nhiều cách mà Đại Đoàn Huynh Đệ trợ giúp nhân loại, đẩy mạnh sự phát triểntâm thức con người theo Thiên Cơ có thứ tự, về những cõi ý thức tiếp nhau mà con người dần thức tỉnh ở đó, mới đầu thì mơ màng rồi có ý thức về mình và rõ ràng hơn, và sau cùng là có siêu thức ở cõi cao bên trên nữa. Vì ấy là kế hoạch mà các bậc Đạo Sư làm việc.

Sự Phát triển cái Trí ở Ai Cập
Người Ai Cập sống trong hạ trí và lo phát triển nó. Thế nên mỗi chuyện phải theo khuôn thức, có khuynh hướng thành mẫu mực, được nhân cách hóa, diễn ra và trụ vào tâm trí bằng hình ảnh cụ thể riêng biệt. Dân chúng không có hay có rất ít óc trừu tượng, và trựcgiác thì gần như không được biết tới như là một kinh nghiệm của tâm thức. Ấy là lý do vì sao những công thự có dạng đồ sộ, cụ thể, tỏ tường, và nghệ thuật đều theo qui ước, với phương pháp cố định, rập khuôn mẫu và không có luật phối cảnh là đặc tính của thượng trí.
Các thần nhân và sinh hoạt, hành động, vật dụng và biểu tượng của họ, là một phần của hệ thống ghi nhớ giúp người dân giữ lại trong đầu các chân lý và luật tinh thần. Tất cả chúng là thể hiện cụ thể hay nhất của các chân lýtrừu tượng mà quốc gia và thời đại có thể sinh ra. Sự việc cũng giống vậy cho Hy Lạp, Chaldea, và Ấn Độ thời trước. Nhà khảo cổ học đời này chỉ thấy hình dạng cụ thể và hiểu lầm ý nghĩa của vật.
Thí dụ là hình tượng không thốt ra lời hay cử động như sách vở ghi. Ai tới khấn cầu như Pharaoh, giáo sĩ hay dân chúng bị mê hoặc tưởng là có phát ra tiếng nói hay cử động. Lý do là tượng của thần linh được truyền từ lực rất mạnh cho việc này, và ai cúng bái hay đến hỏi xin chỉ dẫn, được nâng ra khỏi thể xác một khoảnh khắc, và do vậy chịu ành hưởng của từ lực và có thể nhận được khuyên bảo.
Đời sống và tưtưởng ở cổ Ai Cập hết sức là cụ thể, và cho dù có bầu không khí tôn giáo, vẫn nặng tính chất trần tục. Ngay cả thần linh cũng được xem là người phàm, chịu nhiều giới hạn của trần gian. Thế nên việc gì có thể làm thì được làm để hạ trí cứng ngắc mở ra tới thượng trí. Cũng như sự nâng cao tinh thần ở ngày nay dẫn tới Bồ đề tâm và linh ảnh nơi cõi bồ đề thì khi xưa, thành đạt to tát là có được tưtưởngtrừu tượng. Ứng viên cho chứng đạo được dạy tham thiền về hình tượng và biểu tượng, với mục đích là thông qua hình tượng cụ thể để tới chân lý và kinh nghiệmtrừu tượng. Chú ngữ mantram cũng được dùng nhiều cho việc này.
Chứng đạo về Đại Bí Pháp dẫn đến tâm thức Bồ đề (gọi là tâm thức Horus theo tôn giáo Ai Cập) mà rất ít người có thể đạt được khi ấy. Người ngoại quốc từ nhiều nơi trên thế giới tới nước này để được thâu nhận, và các bậc thầy tiến xa chỉ dạy ở nơi đây, bởi trong một thời gian dài Ai Cập là trung tâm chính của thế giới về chứng đạo, và là tâm điểm trực tiếp của tâm thức Đấng Chứng đạo và Thiên Đoàn.

Nghi Thức ở Cổ Ai Cập
Các nghi thức của Cổ Ai Cập hùng mạnh vô cùng bởi hình thức rất là cụ thể và tưtưởng dù giới hạn, lại rõ ràng. Việc tập trung trí não được khắc sâu vào hàng giáo sĩ và Bí Pháp, và được mang lên nấc rất cao, phù hợp với sự sắp đặt ở cõi trí. Động tác làm thành ‘dấu hiệu’ chính, chúng thật kinh ngạc và đầy uy lực. Những động tác chính là triệu thỉnh, sùng bái, xướng lời, và phóng chiếu. Đôi khi chúng được phối hợp với nhau thí dụ như có lời thỉnh cầu và phóng chiếu bằng cách giơ bàn tay phải lên cao để triệu thỉnh trên cao, và bàn tay trái hạ xuống hay chỉ ra phía trước để phóng ra và phân phối. Khi phối hợp với cái trí được luyện cao độ và có thể tập trung vững vàng, những động tác này cho nghi thức một tiềm lực hết sức mạnh mẽ.
Mỗi lời và cử chỉ phải có tưtưởng thích hợp được tập trung đi theo, và cử động phải chậm rãi để cho phép làm vậy; cử chỉ thường được giữ yên trong vài phút để lực tràn xuống và tuôn rải ra thế giới. Mức của lực mà những ai bên ngoài Bí Pháp thu hút được thì không cao, nhưng dòng lực được tập trung và hùng mạnh. Trong Bí Pháp, người ta đi vào những cõi vô sắc tướng arupa, và tiếp xúc được với các năng lực cao hơn cùng chư thiên.
Những cử chỉ và động tác này đều được khắc trong đền thờ và hầm mộ, và cùng với biểu tượng cho giá trị như chú ngữ mantra với mỗi hình thực, nhất là hình các thần linh. Như vậy, nghi lễ được kết hợp với tôn giáo và nghệ thuật để đạt tới mục đích đặc biệt là cho hiệu quả ở cõi hạ trí, và ấy là ba phương tiện mà các vị thầy là Đạo sư dùng để chỉ dạy con người trong suốt giai đoạn Ai Cập, chẳng những tại nơi đó mà luôn cả nhiều nơi khác như các đền đài cho thấy.
Hiểu biết này là phần giới thiệu chính và đúng đắn cho tôn giáo và nghệ thuật Ai Cập, vì nó cho thấy chỗ đứng của chúng trong kế hoạch chung của sự tiến hóa của nhân loại.
Đối với các vị Đạo đồ của Ai Cậphuyền bí học là một khoa học. Bảng liệt kê kỹ lưỡng, xếp đặt thứ tự, và ghi chú hết sức chi tiết của trọn hệ thống là quy luật của Nội môn. Ấy là vì sao hình dạng và tính chất chính của các thần linh nam nữ, biểu tượng, và ẩn dụ không thay đổi qua bao thế kỷ. Tất cả những điều này được giữ cố định, nhằm ngăn không cho ai thuộc thế giới bên ngoài, không có chìa khóa để diễn giải, làm có trộn lẫn rối rắm.
Các họa sĩ vừa là đồng minh lớn lao của các vị thầy, mà cũng là mối nguy hiểm to tát nhất cho giáo lý. Họ có giá trị đáng kể như là tác nhân làm phổ biến và bảo tồn trên đá cho các thế hệ và nền văn minh sau, về Khoa học Huyền bí có tổ chức cao độ này, nhưng khí chất của họ có khuynh hướng thêu dệt hoa mỹ cho tác phẩm của mình, với chi tiết thêm vào và hòa các phần với nhau không thích hợp, mà không để ý tới hệ thống gồm nhóm hai, ba, tám và chín thần linh với nhau, là căn bản mà trọn phần bí giáo của Ai Cập được xây dựng trên đó.
Người ta thấy có nhiều sắp xếp sai lầm, nhưng nói chung giáo lý mô tả trong nghệ thuật Ai Cập thì đúng thực và thuần túy, như ai có thể đọc được ý nghĩa của nó thấy vậy. Sai lầm không phải là không có giá trị. Chúng chỉ làm cho người thường bị rối trí, và còn đóng vai trò là bức màn ngăn cản thêm con mắt tò mò của ai chưa sẵn sàng, và ai thực hành huyền thuật tà đạo.
Thế thì Ai Cập, ngay cả thời nay với nghệ thuật cổ xưa của nó, là một kho tàng chất chứa hiểu biếthuyền bí, được các vị thầy là Đạo Sư của con người đưa ra và làm phong phú, các ngài ý thức rõ sự cần thiết phải lập nên một dạng bất khả hư hoại cho minh triết và hiểu biết, khả năng của mình như là quà tặng của các ngài cho nhân loại.
Nó là thời đại rất huy hoàng, kéo dài có đến mười ngàn năm, với vài ngắt quãng trong khoảng bị suy đồi. Lấy thí dụ các niên đại mà khảo cổ học đưa ra từ thời Trung Trào - Middle Kingdom tính về trước đều sai lạc. Khoảng thiếu sót trong danh sách các vua, và việc không có tên các con trai, cháu nội trai và vua nước ngoài cai trị, gây ra nhiều lỗi lầm nhất. Bạn có thể an toàn trở về tới 10.000 năm trước tây lịch khi những Đạo Sư đầu tiên trao lại ngôi vua cho các bậc Đạo đồ, rồi tới phiên người sau truyền ngôi lại cho Pharaoh không thuộc vào Linh điện, còn những đấng cao cả rút lui, theo cách hành xử của các ngài khi động lực đã phát ra và nền văn minh đã thành lập. Con người phải tiếp tục công chuyện cho việc tự giáo dục mình.
Một nguyên tắc hướng dẫn của tất cả những vị Đạo Sư là các ngài làm càng ít cảng tốt, và để con người làm càng nhiều càng hay, bởi các lý do có tính giáo dục và cũng bởi karma. Thêm vào đó,  luôn luôn các bậc Đạo sư chỉ có thể làm tròn hoàn toàn một số việc, ngoài ra còn nhiều việc khác. Thế nên khuynh hướng của các ngài là  thường rút lui, giữ đường Đạo hằng rộng mở dẫn tởi chỗ của các ngài và sự huấn luyện mà các ngài cho ra. Ấy là nguyên tắc hướng dẫn của các ngài.

Kim Tự Tháp
Hình dạng kim tự tháp biểu lộ ý về vũ trụ, từ đáy là hình vuông tượng trưng cho thể chất hay cõi trần, tới bốn mặt nghiêng đi lên qua các cõi, tới mặt phẳng trên đỉnh là nơi cư ngụ của thần linh. Mặt phẳng hình vuông ở đỉnh là cõi cao nhất cho trọn vũ trụ, từ con người trong thái dương hệ.
Atma của con người là điểm cao nhất cho họ, nhưng vũ trụ vượt qua đó lên tới cõi Adi trong thái dương hệ, tới phiên nó lại nằm dưới cõi Parabrahma. Thể nên những cõi cao nhất không được trưng ra và kim tự tháp không tận cùng bằng điểm nhọn, thay vào đó đỉnh hình vuông là biểu tượng là độ cao nhất có thể đạt được khi biểu lộ, còn cái đỉnh không có là mục đích cao xa hơn nữa.
Kim tự tháp Khuphu được dùng cho việc chứng đạo trong Đại Bí Pháp, nghi lễ mà sự cẩn mật là điều tối quan trọng và sự kín đáo được bảo đảm ở đó.

Con Nhân Sư Sphinx
Hình tượng này nói về giai đoạn tinh thần đi sâu vào vật chất tức đường đi xuống và tới điểm khởi sự đường đi lên. Ý này biểu lộ qua đầu người trên thân hình thú vật, và ánh mắt dõi vào xa xăm mà ta không thể đoán được ý; gương mặt đó nói tới bí ẩn của quá khứ, mà cùng lúc nhìn thản nhiên vào tương lai. Vật có thể được xem như là sự kết tinh thành đá giờ phút mà con đường dài đi vào vật chất đã hoàn tất, và con đường trở về nay bắt đầu.
Căn bản thì đầu người chỉ phần tinh thần còn thân hình thú chỉ về vật chất, mà cũng mô tả sự kiện là tinh thần đã tới tâm thức bên trong vật chất và ngã thức nơi con người; con người bước ra từ thân hình thú. Đầu sư tử muốn nói việc tinh thần chế ngự vật chất, cho dấu hiệu của đấng cai trị, vì sư tử là chúa của thú rừng, và con người thì đứng đầu loài vật. Khăn đội trên đầu hàm ý Bí Pháp thiêng liêng mà không phải trần tục.
Có khi Nhân Sư được tạc có cánh, nhưng đôi cánh xếp lại diễn tả ấy là tiềm năng, hơn là khả năng thật sự bay bổng trên đôi cánh của trí tuệ vào lúc ban đầu ấy, nhưng khả năng có đó. Cái tương lai mà con Nhân Sư dõi mắt nhìn vào là hạ trí và thượng trí đã thức tỉnh, các khả năng này sẽ nâng con vật khỏi mặt đất trên hành trình trở về mặt trời, và xa hơn nữa là sự tung cánh của trực giác.
Chỉ dạy của Bí Pháp trong đền thờ cho sự tuyệt đối tin chắc, hoàn toàn chắc chắn về tương lai ấy, và biểu lộ nơi con Nhân Sư; nó cho tâm thức của ứng viên sự ổn định, là đặc tính của tượng cũng như là sự vĩ đại và quyền lực. Hình tượng có ý nghĩa:
– Bạn là Nhân Sư. Hãy dang đôi cánh của bạn.
Ấy là thông điệp của bức tượng khổng lồ nói với con người.
Sách vở cũng ghi câu đố mà con Nhân Sư đưa ra, nhưng câu đố thực sự là về thời gian, vì hình tượng là sự kết tinh, sự trụ vào khoảng là một ‘giây phút - moment’, cái giây phút của sự tiến hóa khi từ thú vật sống theo bản năng bước ra một con người có ngã thức, cái diễn tiến của trọn con đường mà tinh thần đi qua vật chất rồi đến tinh thần trở lại. ‘Giây phút’ này được lập lại mỗi khi có sự cá nhân hóa xẩy ra và linh hồn thoát kiếp thú, tức khi đầu người thay cho đầu thú trên tượng, để tượng thành con Nhân Sư.
Con Nhân Sư là câu đố vì nó tiêu biểu cho hiện tại, cái khoảnh khắc không thể hiện hữu trong thời gian (đây là ý bất khả tri vì khi nói ‘phút hiện tại’ thì nó đã trôi qua mất biệt); nó đồng hiện hữu với một ý bất khả tri khác là vĩnh cửu. Cả hai ý này không hiện hữu trong tâm thức bị giam cầm trong thời gian của con người, bởi chúng vô tận. Ta không nhận biết được hiện tại mà cũng không thể làm nó biểu hiện, bởi cái khoảnh khắc thật ngắn ngủi không thể đo lường thì cũng là sự vĩnh cửu không đo lường được.  Cả hai là hai điều không thể đo lường. 
Con Nhân Sư hỏi một câu đố mà không có câu trả lời bên ngoài đền thờ, và tượng Nhân Sư được đặt ở bên ngoài là để diễn tả ý đó. Nói về mặt tâm thức, Nhân Sư muốn nói ứng viên phải chứng tỏ khả năng về tưtưởngtrừu tượng, và về sau nữa thử thách là khả năng về trực giác.
Phần sau của sách giải thích rõ ý nghĩa hình vẽ các vị thần trong tôn giáo Ai Cập như thần Orisis, Isis, Horus v.v., và diễn giải ngụ ý của một số bích họa trong hầm mộ đã khai quật. Đây là những giải thích do bậc Chân Sư đưa ra qua ông Hodson, nên rất đáng cho bạn đọc và tìm hiểu